Trẻ 1 tuổi hay bị nôn trớ có nguy hiểm không?
Nôn trớ là hiện tượng khá thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, và thường sẽ hết khi trẻ lớn lên, nếu là nôn trớ sinh lý. Tuy nhiên khi đến 1 tuổi mà trẻ vẫn gặp trình tình trạng nôn trớ thì liệu có nguy hiểm không? Cùng Soki Novo phân tích ngay trong bài viết dưới đây!
Tại sao trẻ 1 tuổi hay bị nôn trớ?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ 1 tuổi bị nôn trớ. Đặc biệt, mẹ cần lưu ý một số nguyên nhân chính sau:
- Trẻ ăn quá no: 1 tuổi, dạ dày của trẻ chỉ chứa được tối đa 250ml cho mỗi bữa ăn. Khi mẹ cho trẻ bú quá no sẽ khiến dạ dày trẻ bị quá tải dẫn đến tình trạng nôn trớ.
- Trẻ bắt đầu ăn dặm: 1 tuổi là tuổi ăn dặm của trẻ. Bé 1 tuổi ăn hay bị nôn trớ do chưa thích nghi với thức ăn mới, trong khi hệ tiêu hóa của trẻ chưa thực sự phát triển hoàn thiện. Ngoài ra, nhiều mẹ chỉ cho con ăn lặp đi lặp lại một món khiến trẻ chán ăn và kích thích phản xạ nôn trớ của trẻ.
- Hệ tiêu hóa phát triển chưa toàn diện, dạ dày nằm ngang dẫn đến trẻ hay bị nôn trớ
- Do trẻ bị mất cân bằng vi sinh đường ruột, hại khuẩn phát triển giải phóng hydro, carbon dioxide và tạo khí
- Do các vấn đề viêm mũi họng, đường hô hấp khiến trẻ khó ăn hơn, gây ra tình trạng nôn trớ
- Ngộ độc thức ăn: Khi bé 1 tuổi bị nôn trớ liên tục trong ngày thì khả năng bé bị ngộ độc thức ăn là rất cao. Nôn trớ xuất hiện sau khi ăn vài giờ, xuất hiện liên tục khiến bé vô cùng khó chịu, mệt mỏi.
- Một số bệnh lý khác: Bệnh đường tiêu hóa, viêm ruột, tắc ruột… Lúc này ba mẹ nên đưa con đến các cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.
Trẻ 1 tuổi nôn trớ nhiều có sao không?
Câu trả lời còn tùy thuộc vào bé bị nôn trớ sinh lý hay nôn trớ bệnh lý.
Nếu bé 1 tuổi gặp tình trạng nôn trớ sinh lý, bé vẫn chơi, khỏe mạnh và tăng cân đều đặn thì không cần quá lo lắng.
Nếu trẻ 1 tuổi nôn trớ nhiều, liên tục trong ngày kèm theo 1 số biểu hiện bất thường như co giật, nôn ra dịch xanh, vàng… thì đây là hiện tượng bệnh lý. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến trẻ chậm lớn, suy dinh dưỡng, còi xương. Đặc biệt, nếu cha mẹ không kịp thời phát hiện các bệnh về tiêu hóa như tắc ruột, viêm ruột… và không được điều trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến những biến chứng rất nguy hiểm.
Mẹ nên làm gì khi trẻ 1 tuổi bị nôn trớ sinh lý?
– Ngay sau khi trẻ nôn trớ
Ngay khi bé nôn trớ, mẹ cần lấy khăn lau miệng cho bé. Đồng thời thay quần áo để cơ thể bé không có mùi.
– Điều chỉnh vị trí của em bé
Các mẹ cần hết sức lưu ý tư thế vì khi trẻ ọc ra chất nôn sẽ có thể tràn vào khí quản gây sặc.
– Cho trẻ uống lại nước.
Sau khi điều chỉnh tư thế cho bé, mẹ có thể cho bé uống nước hoặc dung dịch Oresol vừa phải, từ từ. Đối với trẻ 1 tuổi, bạn nên cho trẻ uống khoảng 10 ml Oresol sau mỗi 5 phút (dùng thìa hoặc ống tiêm không kim). Đây là điều cần thiết để cơ thể trẻ có thể thay thế lượng nước đã mất. Bên cạnh đó, mẹ cũng không cho trẻ bú ngay mà cần để dạ dày trẻ nghỉ ngơi hoàn toàn trong vòng 30 – 60 phút sau khi nôn trớ. Các mẹ nên chia nhỏ lượng thức ăn để tránh tình trạng trẻ 1 tuổi bị nôn trớ.
– Lưu ý
Các mẹ tuyệt đối không cho trẻ dùng bất cứ loại thuốc nào khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Nếu tình trạng nôn trớ vẫn tiếp diễn, mẹ có thể đưa bé đến các cơ sở y tế để chẩn đoán chính xác tình trạng của bé. Không nên tiếp tục tự điều trị tại nhà vì tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn.
Cách chăm sóc khi bé 1 tuổi bị nôn trớ
Cho trẻ bú đúng cách
Nguyên nhân khiến trẻ 1 tuổi ọc sữa cũng có thể do trẻ bú sai cách. Cho con bú làm sao để không bị nôn trớ sữa khi đang cho con bú là điều quan trọng mà mẹ nào cũng cần lưu ý.
Đầu tiên, khi đặt trẻ nằm hoàn toàn vào lòng mẹ, hãy nâng cằm trẻ lên sát ngực và mũi không bị cản trở, đầu hơi ngửa ra sau. Các mẹ nên để trẻ nằm nghiêng một chút, tuyệt đối không cho trẻ bú ở tư thế nằm ngửa hoặc nằm ngủ. Vì khi ở tư thế này, bé rất dễ bị sặc sữa vào khí quản, rất nguy hiểm.
Các mẹ cũng nên chú ý kiểm soát thời gian bú của trẻ. Khi bú quá no, bé sẽ dễ bị nôn trớ, hay nôn trớ về đêm khiến bé khó ngủ.
Chế độ ăn dặm cho trẻ 1 tuổi bị nôn trớ liên tục
Chế độ ăn dặm cho trẻ 1 tuổi hay bị nôn trớ, mẹ cần lưu ý những điểm sau:
– Cho trẻ ăn thức ăn đặc, dễ nuốt sau 8 giờ trẻ hết nôn. Sau đó, mẹ điều chỉnh chế độ ăn từ từ và trở lại chế độ ăn bình thường trong vòng 24 giờ kể từ khi ăn uống trở lại.
– Chế độ ăn dặm của trẻ nên nhạt, thức ăn dễ tiêu hóa như cháo, bánh quy mặn (thêm muối),… Mẹ nên tránh cho trẻ ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng.
– Để tránh tình trạng nôn trớ về đêm, mẹ có thể chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa, tránh ăn quá no trước khi đi ngủ. Đối với trẻ bú sữa công thức, lượng sữa nên giảm 30-50 ml mỗi lần bú.
– Các mẹ cũng không nên ép trẻ ăn quá nhiều trong một bữa khiến trẻ sợ và chán ghét khi gặp đồ ăn.
– Mỗi bữa ăn nên cho trẻ ăn từ từ, không quá nhanh hoặc quá chậm để trẻ dễ hấp thu chất dinh dưỡng và không bị đầy hơi, chướng bụng.
– Sau khi ăn thức ăn đặc hoặc bú mẹ, mẹ nên cho bé chơi và vận động nhẹ nhàng khoảng 10 – 15 phút. Không nên cho trẻ nằm dẫn đến trẻ 1 tuổi bị nôn trớ, ọc sữa sau khi ăn.
– Khi bé gặp mùi vị lạ sẽ gây kích ứng khiến bé bị nôn trớ. Vì vậy, mẹ cần giữ cho môi trường xung quanh bé tránh xa mùi nước hoa, khói thuốc lá, mùi thức ăn nấu nướng…
Trên đây là tất cả những điều mà bậc cha mẹ cần biết khi trẻ 1 tuổi bị nôn trớ. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì hãy để lại câu hỏi được Dược sĩ chuyên môn hỗ trợ trực tiếp.
Đọc tiếp