Trẻ sơ sinh bị ọc sữa lên mũi có nguy hiểm không? Cách xử lý triệt để

Trẻ sơ sinh bị ọc sữa lên mũi có nguy hiểm không? Cách xử lý triệt để

Trẻ sơ sinh bị ọc sữa là tình trạng thường gặp, tuy nhiên, trẻ bị ọc sữa nhiều, thậm chí ọc lên cả mũi là tình trạng đáng báo động. Trẻ ọc sữa nhiều sẽ có nguy cơ cao bị viêm đường hô hấp trên, tổn thương thực quản. Vậy làm cách nào để giải quyết triệt để tình trạng ọc sữa, tránh những tác động xấu từ việc ọc sữa ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ? Hãy cùng Soki Novo tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Trẻ sơ sinh bị ọc sữa biểu hiện như thế nào? Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nôn trớ, ọc sữa là gì?

Trẻ sơ sinh bị ọc sữa sinh lý thường do cấu trúc hệ tiêu hoá chưa hoàn thiện-min
Trẻ sơ sinh bị ọc sữa sinh lý thường do cấu trúc hệ tiêu hoá chưa hoàn thiện

Ở trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi, trẻ còn bú sữa mẹ hoàn toàn, đặc biệt là trẻ sơ sinh, tình trạng nôn trớ xảy ra rất thường xuyên. Theo thống kê của Viện dinh dưỡng quốc gia cho thấy, tỷ lệ trẻ bị nôn trớ chiếm tới gần 50% tổng số trẻ trong độ tuổi này.

Trẻ sơ sinh bị ọc sữa thường có các dấu hiệu tiềm tàng cũng như biểu hiện như:

  • Trẻ thường xuyên gặp tình trạng chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu
  • Trẻ hay nấc cụt (tấc nấc)
  • Trẻ nôn trớ với tần suất nhiều lần trong ngày
  • Trẻ khò khè, khụt khịt, ho kèm theo nhiều đờm dãi

Một số nguyên nhân chính gây ra tình trạng nôn trớ, ọc sữa ở trẻ sơ sinh:

Hệ tiêu hoá chưa hoàn thiện, dạ dày nằm ngang khiến trẻ dễ bị nôn trớ, ọc sữa-min
Hệ tiêu hoá chưa hoàn thiện, dạ dày nằm ngang khiến trẻ dễ bị nôn trớ, ọc sữa
  • Hệ tiêu hoá của trẻ còn non yếu, chưa hoàn thiện, dạ dày nằm ngang dẫn đến tiêu hoá chậm, ứ đọng thức ăn ở dạ dày công thêm việc cơ thắt tâm vị của trẻ còn yếu làm thức ăn dễ trào qua nút thắt tâm vị, đi lên thực quản khiến trẻ dễ bị nôn trớ, ọc sữa.
  • Hệ vi sinh đường ruột của trẻ bị mất cân bằng dẫn đến các hại khuẩn trong đường ruột của trẻ phát triển mạnh. Các vi khuẩn này có khả năng giải phóng hydro và carbon dioxide, tạo khí khiến trẻ dễ sôi bụng, khó chịu, nấc cụt và trớ sữa.
  • Quấy khóc nhiều cũng là một trong những nguyên nhân gây nôn trớ, ọc sữa ở trẻ sơ sinh. Khi trẻ quấy khóc sẽ nuốt nhiều hơi, không khí vào dạ dày. Lượng hơi dư thừa này sẽ khiến bé ậm ạch, tức bụng, khó chịu dẫn đến nôn trớ.
  • Ngoài ra, những trẻ đang gặp các vấn đề viêm mũi họng làm suy giảm miễn dịch, tiêu hóa kém, khó bú sữa/nuốt thức ăn cũng dẫn tới nôn trớ. 

Trẻ sơ sinh bị ọc sữa, nôn trớ kéo dài nếu không được xử trí kịp thời sẽ khiến trẻ rơi vào vòng luẩn quẩn viêm mũi họng, nôn trớ, suy giảm miễn dịch. Từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển thể chất toàn diện của trẻ sau này.

 

Trẻ sơ sinh bị ọc sữa lên mũi có nguy hiểm không?

Dịch nôn “lạc” vào đường thở, vào khí quản, phế quản có thể khiến trẻ bị viêm phổi
Dịch nôn “lạc” vào đường thở, vào khí quản, phế quản có thể khiến trẻ bị viêm phổi

Bình thường, phần hầu họng có nắp thanh môn ngăn cách hầu họng với thực quản. Khi trẻ bị nôn trớ, ọc sữa, thức ăn từ dạ dày đi qua nút thắt tâm vị lên thực quản kích thích làm mở nắp thanh môn. Khi đó thức ăn sẽ trào ồ ạt qua đường mũi họng lên mũi và miệng.

Lượng thức ăn này trào lên kèm theo acid dịch vị sẽ gây tổn thương thực quản, mũi họng, niêm mạc hầu họng của trẻ.

Không những vậy, một số trường hợp trẻ sơ sinh bị ọc sữa, nôn trớ, một phần thức ăn đi ngược qua khí quản và phổi gây ho thậm chí là lắng đọng gây ra tình trạng viêm phổi vô cùng nguy hiểm ở trẻ.

Làm sao để khắc phục triệt để tình trạng ọc sữa ở trẻ sơ sinh?

Tư thế cho bú đòng vai trò rất quan trọng trong việc đề phòng tình trạng nôn trớ, ọc sữa ở trẻ sơ sinh

Cho con bú đúng tư thế sẽ giúp giảm tình trạng trẻ sơ sinh bị ọc sữa, nôn trớ-min
Cho con bú đúng tư thế sẽ giúp giảm tình trạng trẻ sơ sinh bị ọc sữa, nôn trớ

Thay đổi tư thế khi cho bé bú

  • Đối với trẻ bú sữa mẹ:

Việc cho trẻ bú sai tư thế, có thể khiến bé khó nuốt dẫn tới nôn trớ, trào ngược. Mẹ có thể tham khảo cách cho trẻ bú đúng như sau:

Ôm trẻ nằm chéo, giữ trẻ trong tư thế thoải mái nhất, một tay đỡ vai, một tay đỡ mông của bé và cho môi trẻ từ từ chạm vào núm vú. Mẹ lưu ý nên cho trẻ bú đều hai bên để tránh tình trạng lệch bầu vú.

Mẹ nên cho trẻ bú ít nhất 20 phút mỗi bên mới đảm bảo trẻ bú đầy đủ dinh dưỡng.

Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể làm sạch núm vú và làm ấm bầu vú trước khi cho trẻ bú để loại bỏ những yếu tố nguy cơ khiến trẻ nôn trớ, ọc sữa.

  • Với trẻ bú bình

Mẹ nên chọn những bình sữa có kích cỡ phù hợp với con, chất liệu an toàn khi cho con bé bú bình. Khi cho trẻ bú, mẹ nên nghiêng bình một góc khoảng 45 độ hoặc tuỳ theo tư thế của trẻ. Không nên bóp bình cho sữa chảy nhanh tránh tình trạng khiến bé sặc sữa, nôn trớ ngược trở lại.

Cho bé ăn thành nhiều cữ trong ngày

Chia nhỏ bữa ăn, cho trẻ ăn thành nhiều cữ trong ngày sẽ giúp trẻ tiêu hoá dễ dàng hơn. Ngoài ra, do hệ tiêu hoá chưa hoàn thiện, dạ dày có sức chứa nhỏ nên việc chia nhỏ bữa ăn sẽ giúp trẻ hấp thu được tối đa dinh dưỡng lại hạn chế nguy cơ gây nôn trớ do quá no.

Sử dụng sản phẩm hỗ trợ Soki Novo – Giúp giảm nôn trớ, ọc sữa, hoàn thiện hệ tiêu hoá

Soki Novo - Giải pháp xóa sổ nôn trớ được các chuyên gia khuyên·
Soki Novo giúp giảm nôn trớ, ọc sữa nhanh chóng, an toàn cho trẻ sơ sinh từ 0 tháng tuổi

Bên cạnh việc thay đổi thói quen sinh hoạt, việc sử dụng sản phẩm bổ sung, giúp bé hoàn thiện hệ tiêu hoá và giảm nôn trớ cũng góp phần giúp mẹ bỉm nhẹ gánh lo âu khi bé con ọc sữa.

Sản phẩm Soki Novo có chứa bộ thành phần thân thiện từ sữa giúp giảm nôn trớ hiệu quả và an toàn cho trẻ từ 0 tháng tuổi.

Thành phần GOS có trong Soki Novo có tác dụng tăng tốc độ tháo rỗng dạ dày lên đến 30%, giúp đẩy nhanh thức ăn xuống tá tràng đồng thời tăng trương lực cơ thắt tâm vị, cân bằng hệ vi sinh đường ruột và hoàn thiện hệ tiêu hoá. Từ đó giúp giảm nôn trớ nhanh chóng và ngăn ngừa nôn trớ quay trở lại.

Xem thêm: Khám phá sức mạnh giảm nhanh nôn trớ đến từ Soki Novo – Soki Novo

Thường xuyên vỗ ợ hơi cho bé

Sau khi trẻ bú xong, mẹ nên vỗ ợ hơi cho trẻ để đẩy lượng hơi dư thừa từ hệ tiêu hóa ra bên ngoài. Như vậy sẽ giảm thiểu được tối đa lượng hơi mà trẻ nuốt vào lúc bú mẹ, giảm đầy hơi, chướng bụng và giảm nguy cơ nôn trớ, ọc sữa.

Ba mẹ có thể tiến hành vỗ ợ hơi cho bé bằng cách:

  • Bế vác bé, cho bé áp sát ngực mẹ
  • Vỗ nhẹ vào phần lưng của trẻ, không nên rung lắc mạnh trong khi vỗ
  • Vỗ liên tục trong khoảng 10 phút để hơi được đẩy hết lên

Vỗ ợ hơi không chỉ giúp trẻ giảm nôn trớ mà còn khiến trẻ sẽ thoải mái hơn và tiêu hóa tốt hơn.

Xem thêm: Trẻ Sơ Sinh Bị Ọc Sữa – Xem Chia Sẻ Cách Giúp Con Giảm Trớ Sữa Từ Mẹ Phương Anh Ngay! – YouTube

Trên đây là một số biện pháp khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh bị ọc sữa, nôn trớ. Mẹ còn bất cứ thắc mắc nào hãy để lại bình luận phía dưới để nhận được giải đáp từ chuyên gia!

Xem thêm: Soki Novo giảm nôn trớ dùng có tốt không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu –

 

Đọc tiếp

Đặt ngay Soki Novo

cải thiện nôn trớ nhanh chóng, an toàn
Họ tên bố/ mẹ là gì?

Bố/ mẹ muốn nhận hàng tại đâu?

Bố/ mẹ muốn mua bao nhiêu?
Số lượng: