Trẻ sơ sinh nôn trớ nhiều lần trong ngày mẹ phải làm sao?
Nôn trớ là tình trạng phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên nếu để tình trạng này diễn ra thường xuyên và kéo dài có thể dẫn đến nhiều hệ quả khó lường. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về tình trạng nôn trớ của trẻ sơ sinh, nguyên nhân và biện pháp xử lý hiệu quả và đúng khoa học.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều lần trong ngày?
Nôn trớ được chia làm 2 loại: Nôn trớ sinh lý và nôn trớ bệnh lý.
Theo bác sĩ Phạm Thị Sửu (Nguyên Trưởng khoa truyền nhiễm – Bệnh viện Nhi Trung Ương) chia sẻ: “Có đến 85% trẻ dưới 1 tháng tuổi gặp phải tình trạng nôn trớ sinh lý, thường do 1 hoặc đồng thời các nguyên nhân:
1 – Do hệ tiêu hoá của trẻ còn non yếu, dạ dày nằm ngang dẫn đến tiêu hoá chậm, ứ đọng thức ăn ở dạ dày, làm trẻ dễ bị nôn trớ.
2 – Mất cân bằng vi sinh đường ruột, hại khuẩn phát triển giải phóng hydro, carbon dioxide và tạo khí.
3 – Trẻ quấy khóc, sẽ nuốt nhiều không khí và tạo thành nhiều hơi trong bụng dẫn đến nôn trớ.
4 – Trẻ bị các vấn đề viêm mũi họng làm suy giảm miễn dịch, tiêu hóa kém, khó bú sữa/nuốt thức ăn dẫn tới nôn trớ.
Mặt khác, nếu trẻ gặp tình trạng nôn trớ bệnh lý, rất có thể do các nguyên nhân liên quan đến bệnh lý như: viêm dạ dày ruột, tắc ruột, rối loạn hô hấp mãn tính,…Lúc này, cha mẹ cần đưa bé đến các cơ sở y tế gần nhất để được xử lý và chữa trị kịp thời.
Trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều lần trong ngày có nguy hiểm không?
Như đã đề cập bên trên, trẻ sơ sinh gặp tình trạng nôn trớ sinh lý là hiện tượng khá thường gặp. Tuy nhiên không nên vì thế mà cha mẹ coi thường và bỏ qua biểu hiện này. Khi nôn trớ không được xử lý đúng cách và kịp thời, rất có thể sẽ dẫn đến các hậu quả như:
1 – Trẻ bị ho dai dẳng, tổn thương đường hô hấp:
Khi trẻ nôn trớ, dịch dạ dày trào ngược lên thực quản kéo theo acid dạ dày đi theo lên niêm mạc họng, amidan… Đây là nguyên nhân khiến cơ thể trẻ có phản xạ ho, đồng thời có nguy cơ tổn thương niêm mạc, dẫn dẫn đến viêm mũi họng, viêm đường hô hấp.
2 – Trẻ biếng ăn, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất
Nôn trớ kéo dài làm ảnh hưởng trực tiếp đến lượng thức ăn trẻ hấp thu vào trong cơ thể. Từ đó khiến con không đủ dinh dưỡng để nuôi cơ thể, phát triển kém hơn tiêu chuẩn.
Mặt khác, khi con nôn trớ quá nhiều, khiến thực quản và họng bị tổn thương khiến trẻ càng biếng ăn hơn.
3 – Nôn trớ nhiều khiến trẻ quấy khóc
Quấy khóc là phản xạ thường thấy khi bé bị nôn trớ, như cách để bé nói với bố mẹ rằng con đang khó chịu lắm! Quấy khóc nhiều không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống của bố mẹ.
Chính vì những hậu quả của nôn trớ nên các mẹ không nên xem thường vấn đề nôn trớ ở trẻ, cần xử lý sớm
Ba mẹ nên xử lý thế nào khi trẻ bị nôn trớ nhiều lần trong ngày?
Ngoại trừ nguyên nhân bệnh lý, những trường hợp nôn trớ thông thường ở trẻ sơ sinh có thể được cải thiện nhờ mẹ thay đổi một vài thói quen nhỏ cho trẻ. Mẹ cần lưu ý những điều sau:
Chia nhỏ bữa ăn của bé trong ngày
So với trẻ lớn hơn, hệ tiêu hóa non nớt của trẻ sơ sinh có sức chứa nhỏ hơn rất nhiều. Để tránh tình trạng nôn trớ, thay vì bú quá nhiều một lúc, mẹ nên cho bé bú nhiều lần hơn, lượng sữa mỗi lần giảm dần, giúp bé tiêu hóa nhanh và dễ dàng hơn.
Không để trẻ nằm ngay sau khi bú
Bé rất dễ nuốt phải không khí khi bú. Nếu lúc này mẹ đặt trẻ nằm ngay sau khi bú sẽ rất dễ bị nôn trớ ở trẻ sơ sinh. Vì vậy, sau khi cho trẻ bú xong, mẹ nên cho trẻ nằm ngay. Tốt nhất, mẹ nên tìm cách cho trẻ ợ hơi để tống hết khí thừa ra ngoài, tránh khiến trẻ bị đầy hơi, khó tiêu.
Cho con bú đúng cách
Đối với trẻ bú mẹ, nếu lượng sữa trẻ bú nhiều hơn lượng sữa trẻ nuốt trong một lần sẽ khiến thức ăn trong dạ dày trào ngược lên khiến trẻ bị nôn trớ hoặc trớ. Tương tự, trẻ bú bình không đúng cách sẽ hút phải một lượng khí thừa đáng kể, đồng thời ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa của trẻ.
Để tránh tình trạng trẻ bị nôn trớ nhiều, khi bú mẹ chỉ nên cho trẻ bú từ từ, tránh để trẻ ăn quá no mỗi lần. Với trẻ bú bình, mẹ nên để bình sữa nghiêng 45 độ, để sữa luôn tràn đầy cổ bình, tránh khí vào dạ dày bé.
Chú ý đến tư thế ngủ của bé
Một tư thế ngủ đúng không chỉ giúp bé ngủ ngon hơn mà còn giúp giảm nguy cơ trào ngược. Các mẹ có thể nâng đầu trẻ lên một góc 30 độ, độ nghiêng này sẽ giúp thức ăn trong dạ dày không bị trào ngược lên khi trẻ ngủ.
Nói “không” với hút thuốc
Không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, việc thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá sẽ khiến bé tăng tiết axit trong dạ dày nhiều hơn. Vì vậy, các mẹ nên cố gắng hạn chế và không cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc trong môi trường.
Sử dụng sản phẩm hỗ trợ cải thiện nôn trớ cho trẻ sơ sinh
Soki Novo là sản phẩm hỗ trợ cải thiện nôn trớ cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đồng thời giúp tăng cường sức khỏe đường tiêu hóa, sức đề kháng. Sản phẩm có bộ thành phần chính từ sữa, được nhập khẩu chất lượng quốc tế, đảm bảo an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Đặc biệt Soki Novo được khuyên dùng trong cẩm nang của viện dinh dưỡng quốc gia về tác dụng cải thiện nôn trớ cho trẻ em, và được Bộ y tế cấp phép sử dụng.
Soki Novo hiện đang được bán tại chuỗi nhà thuốc Long Châu khắp 63 tỉnh thành toàn quốc, ba mẹ có thể tham khảo.
Soki Novo tặng mẹ bộ quà tặng siêu yêu khi mua Combo giúp con giảm nôn trớ
Khởi đầu tháng mới, Soki Novo áp dụng chương trình tặng nhiều quà tặng hấp dẫn như:
- Mua 2 hộp được miễn phí ship và nhận được một bộ thẻ gấp kích thích thị giác cho bé
- Mua 3 hộp được miễn phí ship và nhận được một bộ dụng cụ chế biến ăn dặm cho bé cao cấp
- Mua 4 hộp được miễn phí ship và nhận được một đệm gối chữ u 3 trong 1 cho bé
- Mua 5 hộp được miễn phí ship và nhận được một sản phẩm Soki D3K2 từ Thụy Sĩ với hoạt lực sinh học gấp 3 lần vitamin D thông thường
- Mua 6 hộp được miễn phí ship và nhận được một balo cao cấp siêu nhẹ cho bé đi học
Sản phẩm này không phải là thuốc – Không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!
Như vậy, trong bài viết trên, chứng mình đã phân tích và đưa ra lời khuyên cho ba mẹ khi gặp tình trạng trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều lần trong ngày. Hy vọng đây sẽ là những kiến thức bổ ích, hỗ trợ ba mẹ trên hành trình nuôi con khỏe mạnh và hạnh phúc!
Đọc tiếp